Theo sách nhà phật nguyên thủy Cây Ngọc Kỳ Lân, tên gọi khác là Cây Sala, cây Đầu Lân, cây Hàm rồng, có tên khoa học là Couroupita guianensis, thuộc họ Couroupita guianensis; nguồn gốc Nam Mỹ. Cây đầu lân được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet đặt danh pháp khoa học vào năm 1755. Là tích cây trước khi Đạt Tổ Lạt Ma thành phật đã thích trồng cây này.
Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc Cây Sala (Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai Cây Sala tại Kusinara (Câu-thi-na). Ngoài ra, vị Phật thuộc Trang Nghiêm kiếp là Phật Tỳ Xá Phù cũng giác ngộ dưới gốc Sala. Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề ra thì Sala cũng được trồng tại các khuôn viên chùa chiền. Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo khác thì Cây Sala thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân này, cũng như với cây vô ưu (Saraca asoca). Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt Nam, cây này có tên là cây ngọc kỳ lân, đầu lân hay hàm rồng.
Quả cây đầu lân có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da, và Shamans (ở Nam Mỹ) đã được sử dụng ngay cả bộ phận của cây để điều trị bệnh sốt rét. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữa đau răng.